Bê thui Cầu Mống – Từ món ăn chơi thành đặc sản

𝐑𝐚̂́𝐭 𝐡𝐢𝐞̂́𝐦 𝐧𝐠𝐮̛𝐨̛̀𝐢 𝐛𝐢𝐞̂́𝐭 𝐨̂𝐧𝐠 Đ𝐨̛̣𝐢 𝐥𝐚̀ 𝐧𝐠𝐮̛𝐨̛̀𝐢 đ𝐚̃ 𝐤𝐡𝐚𝐢 𝐬𝐢𝐧𝐡 𝐫𝐚 𝐜𝐚́𝐢 𝐦𝐨́𝐧 đ𝐚̣̆𝐜 𝐬𝐚̉𝐧 𝐛𝐞̂ 𝐭𝐡𝐮𝐢 𝐂𝐚̂̀𝐮 𝐌𝐨̂́𝐧𝐠. 𝐕𝐢̀ 𝐧𝐡𝐮̛̃𝐧𝐠 𝐧𝐠𝐮̛𝐨̛̀𝐢 đ𝐚̂̀𝐮 𝐭𝐢𝐞̂𝐧 đ𝐮̛𝐨̛̣𝐜 𝐧𝐞̂́𝐦 𝐭𝐡𝐮̛̉ 𝐦𝐨́𝐧 𝐛𝐞̂ 𝐭𝐡𝐮𝐢 𝐝𝐨 𝐭𝐮̛̣ 𝐭𝐚𝐲 𝐨̂𝐧𝐠 Đ𝐨̛̣𝐢 𝐧𝐠𝐡𝐢̃ 𝐫𝐚, đ𝐞̂́𝐧 𝐛𝐚̂𝐲 𝐠𝐢𝐨̛̀ 𝐡𝐨̣ đ𝐚̃ 𝐠𝐢𝐚̀, 𝐦𝐨̣̂𝐭 𝐬𝐨̂́ đ𝐚̃ 𝐯𝐞̂̀ 𝐜𝐚́𝐭 𝐛𝐮̣𝐢…
𝐇𝐮𝐲𝐞̂̀𝐧 𝐭𝐡𝐨𝐚̣𝐢 𝐬𝐨̂𝐧𝐠 𝐂𝐚̂𝐮 𝐋𝐚̂𝐮 𝐯𝐚̀ 𝐧𝐠𝐮̛𝐨̛̀𝐢 “𝐩𝐡𝐚́𝐭 𝐦𝐢𝐧𝐡” 𝐦𝐨́𝐧 “𝐛𝐞̂ 𝐭𝐡𝐮𝐢”
Sông Thu Bồn khởi nguồn từ đỉnh Ngọc Linh, chảy về Trà My, Tiên Phước, loanh quanh qua nhiều làng mạc, bồi đắp phù sa cho ruộng đồng của vùng hạ lưu Đại Lộc, Duy Xuyên, Điện Bàn; lượn lờ qua phố Hội An, soi bóng những ngôi nhà cổ kính hàng trăm năm tuổi, rồi mới đổ ra biển Cửa Đại. Đoạn sông Thu Bồn chảy qua cầu Câu Lâu, cây cầu dài gần một cây số trên đường thiên lý Bắc – Nam, chia thành hai nhánh: sông cái và sông con.
Sông cái là ranh giới giữa hai huyện Duy Xuyên và Điện Bàn, còn nhánh sông con chảy dọc theo làng Đông Khương, qua Thanh Chiêm, về Triêm Trung, Triêm Đông của xã Điện Phương, Điện Bàn. Sông cái còn được gọi là sông Câu Lâu, bởi nó gắn với câu chuyện dân gian truyền miệng, rằng ngày xưa, xưa lắm, có một đôi vợ chồng nghèo sống bên bờ sông.
Ngày ngày, chồng đi câu cá, vợ ở nhà chăm sóc mảnh vườn, con heo, con gà, đến bữa nấu cơm đợi chồng về ăn. Một hôm, anh chồng ra ngồi ở hòn đá giữa sông câu cá thì nước lũ thượng nguồn đột ngột tràn về cuốn trôi mất người chồng. Người vợ ở nhà, tới bữa ăn, dọn cơm chờ chồng mãi không thấy nên một mình lẩm bẩm: “Câu chi mà lâu quá hè!”.
Hết bữa này, đến bữa khác, chị cứ dọn cơm chờ chồng và lẩm bẩm như thế… Từ đó, người trong làng gọi sông cái là Câu Lâu. Còn nhánh sông nhỏ, theo nghiên cứu của các nhà sử học thì vào đầu thế kỷ XVII nó nhập với sông cái chảy gần dinh trấn Thanh Chiêm của chúa Tiên Nguyễn Hoàng khi mở đất phương Nam, có tên là sông Chợ Củi. Thời Pháp thuộc, người Pháp làm 2 cây cầu qua 2 nhánh sông Thu Bồn. Cây cầu qua sông con, nối làng Đông Khương với xóm Trung Giang, nằm giữa sông như ốc đảo (nay xóm Trung Giang thuộc thôn Triêm Nam, xã Điện Phương, Điện Bàn), cong cong hình cái mống (cầu vồng) nên người bản địa gọi là sông Cầu Mống.
Món bê thui do ông Đợi “phát minh”. Nhà ông Đợi bên bờ sông Cầu Mống, cạnh cây cầu cong cong của người Pháp, nên ông đặt tên cho nó là “Bê thui Cầu Mống”. Và, cái thương hiệu ấy duy trì mãi cho tới ngày nay, đặc sản bê thui Cầu Mống được trong Nam, ngoài Bắc truyền tụng, thậm chí còn bay xa ra tới nước ngoài, mặc dù cây cầu cong cong của người Pháp xây dựng đã bị phá bỏ không còn chút dấu tích gì…
Khắp vùng sông cái, sông con ở hạ lưu Thu Bồn, ai cũng biết ông Đợi (tên khai sinh là Nguyễn Lợi) – là một anh hề của gánh hát bội xã Điện Phương, vào những năm sau ngày đất nước giải phóng. Hồi đó, gánh hát bội thường biểu diễn trên những sân bãi rộng lớn, sân khấu làm bằng tre, phông màn sơ sài mà người đi xem đông như trảy hội. Mỗi khi ông Đợi, tóc buộc hai túm dựng ngược, với khuôn mặt ngô ngố được hóa trang lòe loẹt, bước ra sân khấu đi xà nẹo là người xem đã cười ầm lên.
Đó là chưa kể lúc ông Đợi buông mấy câu ba lơn, hay đối đáp với “đào” kiểu rất… Quảng, rằng: “Thân anh như cái chày cùn. Bỏ lăn, bỏ lóc chờ ngày giộng chuông”, để đối lại câu cô gái hát: “Thân em như cái chuông vàng. Ở trong thành nội có ngàn quân canh”, khán giả chỉ còn biết ôm bụng cười như nắc nẻ. “Chu choa! Răng cái thời đó hắn dui (vui) quá!” – Ông Đợi tặc lưỡi, chép miệng nuối tiếc khi kể cho tôi nghe về cái thời trai trẻ đã qua…
Nhưng rất hiếm người biết ông Đợi là người đã khai sinh ra cái món đặc sản bê thui Cầu Mống. Vì những người đầu tiên được nếm thử món bê thui do tự tay ông Đợi nghĩ ra, đến bây giờ họ đã già, một số đã về cát bụi. Ông Đợi trầm ngâm: “Chỉ còn 2 tháng nữa là tui bước qua tuổi 80. Già quá rồi!”…
Theo lời kể của ông Đợi, năm chừng 39 tuổi ông đi buôn thịt heo. Ngày ngày, ông đi khắp Điện Bàn, Duy Xuyên… mua heo chở về nhốt, tới gần sáng đem xẻ thịt, gánh ra chợ bán kiếm lời. Một hôm, ông vào thị trấn Nam Phước gặp lúc gia đình nọ bán con bê (bò con) chừng 25kg, ông mua luôn. Thâm tâm ông mua con bê về xẻ thịt bán, kiếm lời bộ lòng, rủ anh em bạn cùng trang lứa nhậu chơi. Tới lúc dẫn chú bê con về nhà, ông lại thay đổi ý định xẻ thịt, mà cắt tiết rồi thui.
“Tui cắt tiết xong, mổ bụng con bê lấy hết bộ lòng ra rồi dùng dây thép khâu lại, lấy thanh sắt dài xỏ dọc thân nó, để hai đầu thanh sắt lên hai chồng táp lô. Lúc đầu, tui và mấy thanh niên trong xóm dùng rơm đốt, nhưng rơm cháy nhanh quá nên phần lông bên ngoài con bê chỉ cháy sém, bèn chuyển sang dùng hom dâu và bã mía. Hồi đó, cả vùng ni trồng dâu nuôi tằm, trồng mía làm đường nên hom dâu (củi dâu khô), bã mía (thân mía đã ép lấy nước) đâu thiếu.
Thấy lửa cháy đượm, tui mới phân công, hai người thay phiên nhau quạt lửa, một người cầm bó đuốc hom dâu, bã mía đi tới, đi lui, thui dọc thân con bê cho đều. Hơn 1 giờ sau, bộ da con bê sủi lên như những mũi trùn, tui dùng dao gạt, lấy vải lau sạch, rồi tiếp tục thui. Được 1 giờ nữa, lại gạt, lau những nốt sủi. Cần mẫn, tỉ mỉ cho tới hơn 3 giờ trôi qua thì da con bê đã chín vàng rộm.
Tui và anh em cùng làm cắt thử một miếng thịt bê thui ra xắt mỏng như xắt thịt heo, lấy mắm cái (mắm nêm) giã ớt, tỏi cho vào, rồi cùng nhau đánh chén. Chu choa, thịt bê non thui nó mềm, thơm nức mũi chấm với mắm cái ăn vào sao mà ngon kỳ lạ. Thú thiệt, cho tới chừ nhắc lại tui vẫn còn ứa nước miếng…”.
Ngừng một lúc như để tận hưởng hương vị cái món bê thui ra đời từ hơn 40 năm trước, ông Đợi nói tiếp: “Sau đó, tui xả con bê thui thành bốn đùi treo lên trước hiên nhà, bà con trong xóm nghe đồn nên rủ nhau kéo tới ăn thử, ai cũng khen ngon. Rồi họ góp ý thêm cho tui làm món rau sống, bánh tráng nướng để ăn với thịt bê thui cho đậm đà hương vị.
Chưa đầy buổi, món thịt bê thui sạch nhẵn, vợ tui lấy xương con bê đem nấu bún, người trong làng lại mua xương về nhậu, ăn bún xương khen ngon rần rần… Những ngày kế tiếp, tui đi lùng mua bê và thui một lúc 2 con, rồi tăng lên 3 con cũng bán sạch trơn. Thấy thực khách trong vùng khoái khẩu cái món lạ do mình “xuất kỳ, bất ý” mà nghĩ ra, thế là tui quyết định bỏ nghề buôn lợn, chuyển hẳn sang nghề bán bê thui…”.
Đ𝐚̣̆𝐜 𝐬𝐚̉𝐧 𝐛𝐞̂ 𝐭𝐡𝐮𝐢 “𝐜𝐡𝐮𝐧𝐠 𝐬𝐨̂́𝐧𝐠” 𝐜𝐮̀𝐧𝐠… 𝐝𝐢 𝐬𝐚̉𝐧 𝐯𝐚̆𝐧 𝐡𝐨́𝐚
Ông Đợi kể tiếp chuyện buổi đầu ông cùng vợ đưa món bê thui lên lập quán bán ở phía bắc đầu cầu Câu Lâu, cây cầu mà quân đội Mỹ làm vào những năm cuối thập niên 60, để phục vụ cho cuộc chiến tranh xâm lược miền Nam. Sau giải phóng 1975, thấy gia đình ông Bảy Lép ở Đà Nẵng, bỏ hoang một ngôi nhà, cùng mảnh vườn khá rộng cạnh QL1A, gần đầu cầu Câu Lâu, ông Đợi lặn lội đi tìm ông Bảy Lép để thuê.
Biết ý định ông Đợi, ông Bảy Lép chỉ cho làm trại bán bê thui, chứ không bán nhà. Lúc này, ông Đợi đã có kinh nghiệm thui bê sao cho vừa lửa để thịt bên trong chín mềm và ngọt, da bên ngoài vàng ửng nhìn đến ngon mắt, cắn một miếng giòn tan…
“Nhưng, không phải con bê nào thui cũng ngon cả đâu. Thịt bê ngon phải chọn con bê ít tuổi, nặng chừng 25kg-35kg là vừa; đặc biệt phải chọn bê nuôi ở đồng bằng ăn cỏ, chứ bê nuôi trên núi ăn lá cây thịt chát, mùi thơm kém lắm”. Hứng khởi, ông Đợi tiết lộ luôn chuyện ông chế biến món nước chấm thịt bê thui và bánh tráng, rau sống ăn kèm. Bởi, phải có được những thứ này, thịt bê thui Cầu Mống mới trở thành đặc sản…
Để làm nước chấm, ông tuốt xuống Cửa Đại, tới các làng chài tìm mua mắm nêm cá cơm, cá nục nguyên chất mang về, gạn ép xác, lọc lấy nước rồi chế biến, cho ớt, tỏi giã nhuyễn, cùng ít gừng, mè rang vào trộn lẫn. Còn rau sống thì mua bắp chuối chát non, xắt thật nhỏ, trộn lẫn với cải con vừa nhú hai lá, rồi giá đỗ xanh, rau đắng, rau quế; thêm chuối sứ, khế chua thái lát. Trái chuối sứ phải không non lắm mà cũng không già mới đúng điệu.
Ăn rau sống như vậy thực khách sẽ tận hưởng được đủ các mùi vị: chát, chua, ngọt, xen lẫn mùi hăng nhẹ, đăng đắng. Vì thế, gắp một miếng bê thui cùng rau sống chấm mắm nêm ăn là nhớ mãi… Ông Đợi nói rằng, bán thịt bê thui cũng không thể thiếu món bánh tráng Phú Chiêm. Bánh tráng (miền Bắc gọi là bánh đa) của làng Phú Chiêm, nay là Triêm Đông, Điện Phương, được làm bằng thứ gạo của cây lúa rễ nó hút phù sa sông Thu Bồn.
Vuốt sạch gạo đem xay bằng cối đá, rồi lấy nước bột tráng vào miếng vải chụp ở miệng cái nồi đồng lớn đựng nước sôi sùng sục trên bếp lửa hồng, nghe mùi thơm đã muốn ăn. Tráng mỏng làm bánh ướt, vừa thì làm mì, cũng là những món đặc sản của xứ Quảng.
Tráng dày mang phơi nắng làm bánh tráng. Bột gạo trộn hành, tiêu, tỏi; hoặc trộn mè trắng là món bánh tráng khoái khẩu của người Quảng Nam. Bước vào quán bê thui, nghe tiếng bánh tráng vỡ giòn là biết thực khách bắt đầu bữa tiệc… Ông Đợi nói nhỏ như để cho mỗi mình nghe: “Thời ấy không như bây giờ ăn bê thui, uống bia, uống rượu ngoại đắt tiền. Người dân trong vùng, cũng như khách đi xe đường dài đến ăn bê thui quán tui chỉ thích nhắm chút rượu gạo, sản phẩm của người địa phương nấu ra, song cũng nức tiếng gần, xa…”.
Trải qua trên 40 năm, với nhiều biến cố thăng trầm của lịch sử, nhưng món bê thui Cầu Mống của ông Đợi vẫn không bị thất truyền, mai một, mà ngày càng phát triển mạnh hơn ra khắp vùng xứ Quảng. Nhiều người Quảng ly hương ra Bắc, vào Nam, đến những thành phố lớn như: Hà Nội, TP Hồ Chí Minh… mở quán “Bê thui Cầu Mống”
Ngày nay món bê thui cầu mống đã được nhân rộng ra khắp các tỉnh thành và mỗi địa phương lại có những cải biến riêng cho phù hợp với từng địa phương đó.. vì vậy Bê Thui Hà Nội ( Bê Thui nóng) ra đời để đáp ứng nhu cầu ăn uống thuận theo không gian thời tiết và phong cách của vùng miền.
𝐁𝐞̂ 𝐓𝐡𝐮𝐢 𝐇𝐚̀ 𝐍𝐨̣̂𝐢
𝐒𝐨̂́ 𝟏𝟏 𝐕𝐢𝐞̣̂𝐭 𝐇𝐮̛𝐧𝐠, 𝐋𝐨𝐧𝐠 𝐁𝐢𝐞̂𝐧, 𝐇𝐚̀ 𝐍𝐨̣̂𝐢
𝐋𝐢𝐞̂𝐧 𝐡𝐞̣̂ đ𝐚̣̆𝐭 𝐛𝐚̀𝐧: 𝟎𝟖𝟐.𝟗𝟗𝟖.𝟐𝟗𝟐𝟗

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *